Con trâu trong lễ hội.“Con trâu là đầu cơ nghiệp”, không chỉ gắn với sản xuất nông nghiệp, mà từ ngàn xưa đã đi vào văn hóa tinh thần của người Việt, trong tín ngưỡng dân gian và đặc biệt là trong các lễ hội.
Con trâu trong lễ hội đình đám
Con Trâu trong lễ hội – Lễ hội Xuân Ngưu
Theo các thư tịch cổ, trong ngót nghìn năm thời kỳ phong kiến, hàng năm vào ngày lập xuân, là các triều đình ở kinh thành Thăng Long lại tổ chức Lễ hội Xuân Ngưu. Đây là nghi lễ cung đình vô cùng quan trọng, diễn ra suốt từ thời nhà Lý đến hết thời Lê – Trịnh. Vật phẩm cúng tế quan trọng nhất là trâu bằng đất, với ý niệm để tống khí lạnh của mùa đông và đón khi ấm áp của mùa Xuân đang tới.
Lễ Tiến Xuân ngưu có một ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống tinh thần của con người dưới thời các vua Nguyễn. Nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp lúa nước nên cuộc lễ này lại có quan hệ mật thiết đối với đời sống của nhân dân nhiều hơn.
Nhận thức rõ về điều ấy, các vua Nguyễn có những quan tâm hợp lý. Vào năm 1833, vua Minh Mạng xuống dụ rằng: “Về khoản Trâu đất và Mang thần, nguyên là ý chăn việc cày ruộng, khuyên bảo giúp đỡ, ở Kinh đã cử hành trước, các địa phương cũng nên tuân làm tất cả, để cho phù hợp lễ đời cổ”.
Theo quan niệm của người xưa, một năm có 12 tháng, mỗi tháng tượng trưng cho hình ảnh một con vật, gọi là 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Tháng cuối cùng của năm biểu tượng là con Trâu nên gọi là tháng Sửu.
Thời điểm này là mùa đông giá rét, có lẽ người xưa làm tượng trâu ban đầu với nghĩa tống tiễn mùa đông lạnh giá; sau có thêm tục Đả Xuân ngưu mang ý trấn áp, xua đuổi hàn khí và đón chào mùa Xuân ấm áp.
Trâu đất và Mang thần đều phải được đắp bằng đất (dùng cành hom dâu làm cốt) theo các tỷ lệ kích thước, màu sắc ứng với các ý nghĩa nhất định. Mình Trâu được quy định cao 4 thước tượng trưng cho 4 mùa; từ đầu đến đuôi dài 8 thước tượng trưng cho 8 tiết là lập xuân, xuân phân, lập thu, thu phân, lập hạ, hạ phân, lập đông và đông chí.
Các màu sắc được tô lên trâu đất cũng được quy định theo các quan niệm truyền thống. Nếu thiên can của năm ấy là Giáp, Ất thì tô màu xanh; Bính, Đinh thì tô màu đỏ; Mậu, Kỷ thì tô màu vàng; Canh, Tân thì tô màu trắng; Nhâm, Quý thì tô màu đen. Tương tự, các màu sắc ở thân, ở bụng, ở sừng, ở chân, ở móng đều được tô ứng với Địa Chi, Ngũ Hành… Đuôi trâu đất được quy định 1 thước 2 tấc tượng trưng cho 12 tháng v.v
Lễ Tiến Xuân ngưu xưa được tổ chức trên tinh thần nhân văn, thể hiện những ước mơ chính đáng về một cuộc sống vật chất đầy đủ trong năm mới, hơn nữa đó còn phản ánh được một dạng nghi lễ có màu sắc tín ngưỡng trong đời sống tâm linh của người Việt xưa, khi nền kinh tế quốc gia chủ yếu dựa vào nông nghiệp lúa nước.
Xem thêm :
Tranh mã đáo thành công mạ vàng
Con trâu trong lễ hội-Lễ hội Tịch Điền
Con Trâu trong lễ hội – Tết Trâu
Tết trâu là tục lệ cổ truyền ở nhiều vùng miền nông thôn của nước ta. Ở Hoằng Hóa, Nga Sơn (Thanh Hóa); Vĩnh Linh (Quảng Trị)… trước Tết vài hôm, người ta tìm các thứ cỏ thật ngon, hoặc chọn mớ rơm được nắng để “thưởng” cho trâu ăn Tết. Sau đó, trâu được tắm rửa kỹ càng, chuồng trại được quét dọn sạch sẽ.
Sáng mồng 1 Tết, người chủ mang dán trước trán mỗi con trâu một lá bùa bằng giấy hồng điều để “trừ tà”, xua đuổi vận hạn xấu của năm cũ, cầu cho trâu sang năm mới được bình yên vô sự, ăn no, cày khỏe. Sau khi cúng “chuồng”, trâu được cho ăn cỗ, được thưởng thức món bánh chưng, bánh lá gai, xôi, chè, chuối… Người ta còn chọn ngày tốt dắt trâu đi dạo vài vòng để trâu “thưởng xuân”, đồng thời ướm vai cày cho trâu để cầu “lấy may”.
Con Trâu trong lễ họi – Lễ hội trọi trâu Đồ Sơn
Hiện nay, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn vẫn mang đậm bản sắc và đầy đủ các nghi thức truyền thống dân gian: Rước kiệu và long đình, bát biểu; hành lễ tế thành hoàng làng, dùng trang phục cổ và nhạc cụ dân tộc, tặng thưởng cao chủ trâu và trâu thắng trong trận cuối cùng đoạt ngôi vô địch. Tuy nhiên, cũng có những cải biến nhằm thích ứng với hoàn cảnh mới và lễ hội ngày càng thu hút đông đảo khách trong nước và khách quốc tế về xem hội.
Lệ cũ Đồ Sơn là tính số trâu chọi theo đóng góp suất đinh của các giáp, kèm những kiêng kỵ khe khắt. Không giao trưởng giáp có tang nuôi trâu và không để phụ nữ chăn dắt trâu. Số trâu chọi ở Đồ Sơn thời trước nhiều nhất là 12. Nay, là các đơn vị kinh tế và một hộ hoặc vài hộ gia đình tự nguyện đảm nhiệm, ít vướng mắc trong những quy định gò bó. Chủ các trâu chọi không tính toán đơn thuần về kinh tế.
Xem thêm : Tượng trâu mạ vàng