Hình tượng tỳ hưu phong thuỷ trong văn hoá

Xem thêm :
Hình dáng tượng tỳ hưu phong thuỷ

Chuyện Tỳ Hưu với Hoà Thân
Thiếu thời nhà Hòa Thân rất nghèo, nghèo đến nỗi không có đủ 10 lượng bạc nộp cho quan để xin nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại. Nhờ ông Liêm (sau này là cha vợ) cho 10 lạng bạc mà Hòa Thân có cơ hội bước vào quan trường. Thời vua Càn Long, Hòa Thân là nhân vật “dưới một người trên triệu triệu người”. Ngân khố nhà vua ngày càng vơi mà nhà Hòa Thân ngày càng giàu với câu nói nổ tiếng “Những gì nhà vua có thì Hoà Thân có, còn những gì Hoà Thân có thì vua chưa chắc đã có”.

Đến khi Hòa Thân bị giết quan quân đã tá hỏa khi thấy tài sản Hòa Thân bị tịch thu nhiều gấp 10 lần ngân khố nhà vua đang có. Hòa Thân có 2 vật trấn trạch được cất giấu trong hòn giả sơn trước nhà đó là con Tỳ Hưu và chữ Phúc do chính vua Khang Hy viết tặng bà nội, nhân ngày mừng thượng thọ.
Khi đập vỡ hòn giả sơn, các quan mới phát hiện trong núi đá ấy có con Tỳ Hưu, mà con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn Tỳ Hưu của vua. Ngọc để tạc con Tỳ Hưu của Hoà Thân là ngọc phỉ thúy xanh lý mát rượi, trong khi vua chỉ dám tạc bằng bạch ngọc. Bụng và mông con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn bụng, mông con Tỳ Hưu của vua và như thế khiến Hòa Thân nhiều vàng bạc hơn vua.
Sau khi tịch thu con Tỳ Hưu, nhà vua không thể tịch thu chữ “Phúc” kia được bởi chữ Phúc đã được gắn chết vào đá hồng ngọc; nếu đập đá ra lấy chữ thì đá sẽ vỡ, như thế thì phúc tan. Mà chữ thì do vua Khang Hy viết nên không ai dám phạm thượng. Thế là đành để “Phúc” lại cho nhà Hòa Thân, có lẽ vì thế nên dù phạm nhiều tội tày đình nhưng Hòa Thân chỉ chết một mình, thay vì phải bị tru di tam tộc.

Câu chuyện tượng tỳ hưu phong thuỷ vào đời Minh Thái Tổ
Vào thời Minh Thái Tổ lập nghiệp, ngân khố của đất nước trống rỗng, cuộc sống của nhân dân bị đe dọa. Nhà vua vô cùng lo lắng, bất an trước tình hình tài chính của quốc gia. Một hôm, trong giấc ngủ Ngài mơ thấy một con vật đầu Lân, mình có cánh, miệng rộng, bụng to xuất hiện ở trước Hoàng Thành đang ra sức ăn những thỏi bạc lớn.
Khi tỉnh dậy, biết là điềm báo, nhà vua cho gọi thầy phong thủy đến và kể lại giấc mơ đêm đó. Sau khi đo đạc, xem xét thầy phong thủy tâu vua rằng đây là vùng đất linh thiêng, nơi Tỳ Hưu xuất hiện nằm chính cung tài. Ngay lập tức nhà vua cho xây dựng một cổng thành to , chính là lầu Đức Thắng Môn ngày nay, đây được coi là trung tâm phong thủy, thờ thần thú Tỳ Hưu linh thiêng trong truyền thuyết.
Tượng Tỳ Hưu được đặt ở cổng thành, mặt hướng về Vạn Lý Trường Thành nhằm trấn áp giặc ngoại xâm. Từ đó nhà Minh trở thành triều đại thịnh vượng nhất, vua Minh dùng tiền để lo quốc sự, mở rộng bờ cõi.
Truyền thuyết Tỳ Hưu – Khiến một triều đại diệt vong lại lập lên một triều đại mới
Thời nhà Minh – Thanh giao tranh, đại công thần khai quốc của nhà Minh là Lưu Bá Ôn có căn dặn rằng muốn Đại Minh trường tồn thì phải giữ gìn con Tỳ Hưu trên lầu thành Đức Thắng Môn, mặt quay về phía Vạn Lý trường thành để trấn áp tộc Nữ Chân và Hung Nô. Chừng nào mặt thần thú còn ngoảnh về phương ấy thì Đại Minh chưa thể diệt vong.
Nhà Thanh biết được truyền thuyết về sự linh thiêng của Tỳ Hưu nên rất thận trọng, họ cũng cho rằng nếu không phá vỡ được phong thủy của Bắc Kinh thì khó lòng nuốt chửng Trung Nguyên. Cuối cùng nhà Thanh nghĩ ra một kế, cử một vị đại sư thông thạo về phong thủy sang làm nội gián ở Đại Minh.
Sau khi chiếm được lòng tin của vua Đại Minh lúc bấy giờ là Sùng Chinh liền xui khiến vua xoay mặt con Tỳ Hưu quay vào nội đô. Nghe lời gian thần, vua Sùng Chinh tự tay cắt đứt vận khí của nhà Minh khiến phong trào khởi nghĩa nổi lên khắp nơi. Hết Sấm Vương Lý Tự Thành lại đến Ngô Tam Quế, kết cục vua Sùng Chinh phải tự tay chém chết con gái là Trường Bình công chúa rồi tự vẫn theo. Khép lại một triều đại lừng lẫy và mở ra một trang sử mới của Trung Hoa là nhà Thanh.
Cách bày trí tượng Tỳ Hưu phong thuỷ đúng hướng trong nhà
Vị trí đặt tượng tỳ hưu phong thuỷ

Phương hướng đặt tượng tỳ hưu phong thuỷ

Điều cần tránh khi bày trí tượng Tỳ Hưu phong thuỷ
