banner

Sự tích hình tượng phúc lộc thọ – Tượng vàng 24k

Hình tượng phúc lộc thọ trong văn hoá

Hình tượng phúc lộc thọ trong văn hoá.Phúc Lộc Thọ là cái tên bắt nguồn từ Trung Quốc để nói về ba điều cơ bản của một cuộc sống tốt đẹp là: những điều lành (Phúc), sự thịnh vượng (Lộc), và tuổi thọ (Thọ). Mỗi điều tượng trung cho một vị thần, ba vị này thường gọi chung là ba ông Phúc Lộc Thọ hay Tam Đa. Bài viết này Gold Việt sẽ chia sẻ với bạn về sự tích về ba ông Tam Tiên Phúc Lộc Thọ thường được dân gian truyền tai nhau.

-17%
2.500.000 
-10%
-18%
4.500.000 
-31%
3.800.000 

Sự tích về ông Phúc trong văn hoá

Ông Phúc tên thật là Quách Tử Nghi là quan thừa tướng đời nhà Đường.Quách Tử Nghi quê ở Hoa Châu, huyện Trịnh (nay là huyện Hoa, tỉnh Thiểm Tây). Tổ 6 đời là Quách Trí (郭智), người Tấn Dương, Thái Nguyên (nay là Thái Nguyên, Sơn Tây), làm Thái thú quận Trung Sơn, rồi Thứ sử Dĩnh Châu thời Bắc Ngụy.

Tổ 5 đời Quách Tiến (郭进), làm chức Tư mã Đồng Châu thời Tây Ngụy, em trai của Thái phó Quách Huy thời nhà Tùy. Cha ông là Quách Kính Chi (郭敬之), từng giữ chức Thứ sử 5 châu dưới thời Đường, tặng Kì Quốc công (祁国公). Mẹ ông là Hướng thị (向氏), phong Ngụy Quốc phu nhân (魏国夫人).

Sự tích hình tượng phúc lộc thọ
Sự tích hình tượng phúc lộc thọ
Sự tích hình tượng phúc lộc thọ
Sự tích hình tượng phúc lộc thọ
Quách Tử Nghi được mô tả là người cao hơn 6 thước, dáng vẻ anh dũng. Quách Tử Nghi theo đuổi nghiệp võ, thi đỗ đầu trong một kỳ thi, được bổ nhiệm làm “Trưởng sử tả vệ”.
Trong vài chục năm cho đến trước năm 755, Quách Tử Nghi không có đóng góp nào đặc biệt trên quan trường.

Ông xuất thân vốn là quý tộc, đồng ruộng bạc ngàn hàng trăm mẫu, nhưng suốt cuộc đời tham gia triều chính, ông sống rất liêm khiết, thẳng ngay, ghét xua nịn. Không vì tham vinh hoa, phú quý mà làm mất nhân cách con người, ông thường dùng tiền của mình làm việc công đức tạo phúc cho con cháu.

Chính vì ông sống có Phúc Đức nên gia đình ông rất đông con cháu, khi hai vợ chồng ông mất ở tuổi 83, con cháu 5 đời gần 100 người chịu tang ông.

Do Ông là một vị quan thanh liêm nên cuối đời sống cũng nghèo, không có nhiều tài sản để lại cho con cháu.

Xem thêm :

Mô hình thuyền buồm mạ vàng

Tranh thuyền buồm mạ vàng

Tranh hoa sen mạ vàng

Tranh mã đáo thành công mạ vàng

Sự tích về ông Lộc trong văn hoá

Cụ thứ hai là cụ Lộc. Cụ Lộc tên thật là Đậu Từ Quân, làm quan đến chức Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng cụ Đậu Từ Quân là một quan tham. Tham lắm. Cụ hưởng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, là của đút lót của những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính mình, cho con, cho cháu, cho thân tộc. Trong nhà cụ, của chất cao như núi.

Tưởng cụ Đậu Từ Quân được như thế đã là giàu sang, vinh quang đến tột đỉnh. Cụ chỉ hiềm một nỗi, năm cụ tám mươi tuổi vẫn chưa có đích tôn. Do vậy cụ lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh mà chết. Cụ ốm lâu lắm. Lâu như kiểu bị tai biến mạch máu não bây giờ. Cụ nằm đến nát thịt, nát da, mùi hôi thối đến mức con cái cũng không dám đến gần. Đến khi chết, cụ cũng không nhắm được mắt. Cụ than rằng: Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?

Sự tích hình tượng phúc lộc thọ
Sự tích hình tượng phúc lộc thọ

Vì là người sở hữu khối tài sản cực lớn, sống ngập trong phú quý cho đến cuối đời, nên Đậu Từ Quân được dân gian tôn làm ông Lộc. Tuy nhiên, vì Đậu Từ Quân hiếm muộn cháu đích tôn, nên khi tạc tượng hay vẽ hình, ông Lộc là người duy nhất trong Tam Đa không được miêu tả đứng gần trẻ con.

Theo quan niệm của người Trung Quốc, thân thế của ông Lộc lại phức tạp hơn rất nhiều. Theo tờ Sohu, vào thời cổ của Trung Quốc, ông Lộc thường được đánh đồng với thần tài, đều là biểu tượng của tiền bạc, phú quý.

Sự tích về ông Thọ trong văn hoá

Ông Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của ông Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc. Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. ông coi “buôn chính trị” là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng ông Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi ông nhất định không nhận đút lót. ông chỉ thích lộc của vua ban thưởng.

Sự tích hình tượng phúc lộc thọ
Sự tích hình tượng phúc lộc thọ

Được bao nhiêu tiền thưởng, ông lại đem mua gái đẹp, gái trinh về làm thê thiếp. Người đương thời đồn rằng, trong dinh ông, gái đẹp nhiều đến mức chẳng kém gì cung nữ ở cung vua. Ông thọ đến 125 tuổi. Nên người đời mới gọi ông là ông Thọ. Trước khi về chốn vĩnh hằng, ông Thọ còn cưới một cô thôn nữ xinh đẹp mới mười bảy tuổi. ông bảo, ông được thọ như vậy là nhờ ông biết lấy-âm-để-dưỡng-dương.

Ý nghĩa hình tượng 3 ông Phúc Lộc Thọ

Ba ông Tam Đa chính là 3 điều ước mà người người đều mong muốn và ao ước. Mỗi ông đều có một điều viên mãn riêng biệt và không ai vẹn toàn. Câu chuyện muốn mọi người rút ra cho mình những bài học, cách sống sao cho phù hợp. Làm quan như Đậu Tử Cung, sống cả đời ham vật chất để rồi khi chết đi không nhắm nổi mắt, ra đi trong sự cô độc. Hay sống hám sắc, thích xu nịnh như Đông Phương Sóc thọ tới 125 tuổi nhưng rồi cũng là lìa đời trong sự cô đơn.

Sự tích hình tượng phúc lộc thọ
Sự tích hình tượng phúc lộc thọ

Tam Đa là hình ảnh gắn liền của ba ông Phúc – Lộc -Thọ không thể tách rời, là biểu tượng của sự bù trừ, cộng hưởng đối với nhau. Thế nên, đây cũng chính là những mong ước và niềm khao khát của nhiều người. Muốn có phúc như Quách Tử Nghi, có lộc như Đậu Tử Quân và mong sao có được tuổi thọ trường tồn của Đông Phương Sóc.

Sự tích hình tượng phúc lộc thọ
Sự tích hình tượng phúc lộc thọ

Qua ba bức tượng Phúc, Lộc , Thọ người đời thấy, người Hoa Hạ thật là tài giỏi. Họ đã khéo xếp ba vị thừa tướng, ba tính cách khác nhau ở ba triều đại khác nhau để răn đời. Trong ba điều ước Phúc, Lộc, Thọ ấy chỉ có thể được một mà thôi. Ba vị đó được người Trung Quốc lên ba hình tượng, không phải để thờ mà để người đời nhìn gương đó mà lựa chọn cách sống cho phù hợp.

Xem thêm : cách bài trí thuyền buồm phong thuỷ để rước tài lộc vào nhà 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *