Tại sao vàng bị đen ? Hiện nay, vàng là kim loại có giá trị cao và đang được bán rộng rãi trên thị trường trang sức hiện nay. Vì là hàng có giá trị cao nên không ít cửa hàng làm vàng giả để kinh doanh. Câu hỏi đặt ra là Vàng thật đốt có bị đen không? phân biệt vàng giả bằng cách nào?
Tại sao vàng bị đen ?
Vàng bị xỉn ghỉ ố là hiện tượng phổ biến và hầu như là không thể tránh khỏi khi sử dụng trang sức, đồ dùng mạ vàng mạ hợp kim. Trên thực tế, vàng nguyên chất 24k (hay còn gọi là vàng 9999,K là viết tắt của Karat là đơn vị đo độ tinh khiết của vàng, bạc, các kim loại quý trong hợp kim của nó , Karat khác với Carat Đơn vị đo trọng lượng của đá quý)

Vàng bị đen thường là những sản phẩm có mạ vàng hay được làm bằng các loại vàng không nguyên chất. Do vàng nguyên chất khá mềm và dẻo nên được pha thêm hợp kim khác để cải thiện độ cứng và độ bền. Khi chế tác các sản phẩm kim hoàn với thiết kế tỉ mỹ, mẫu mã đẹp bởi những loại này rất dễ thi công và rất bền.
Những lý do khiến vàng bị đen
Vàng bị đen do cọ xát
Trong quá trình vận động, cọ xát làm trầy các trang sức vàng. Có thể làm cho lớp mạ vàng bên ngoài nhanh chóng bị bào mòn. Dẫn đến, các nguyên tố trong hợp kim trội lên trực tiếp tiếp xúc với một số chất có trong môi trường.

Vàng bị đen do tiếp xúc với da
Trong quá trình vận động, cơ thể tiết mồ hôi và các chất tiết khác. Những người tiết nhiều mồ hôi và tiết nhiều muối đặc biệt là lưu huỳnh. Khiến vàng không nguyên chất do có pha bạc, đồng, kẽm… Do bên trong có chứa nhiều bạc dễ bị phản ứng cùng lưu huỳnh sinh ra hiện tượng vàng bị đen và xỉn màu.
Vàng bị đen do tiếp xúc với hóa chất
Một số hoá chất có thể phá huỷ và bào mòn bề mặt của vàng. Các chất đó như thuỷ ngân, iod và các chất tẩy rửa, đặc biệt chất tẩy rửa có chứa Clo.

Nồng độ cao của các kim loại bổ sung trong thành phần của vàng…
Kim loại này không bao giờ được sử dụng ở dạng nguyên chất để làm đồ trang sức bằng vàng. Hãy chắc chắn để làm một hợp kim trang sức đặc biệt.
Vì vậy, trong thành phần của nó càng có nhiều kim loại như đồng, chì hoặc kẽm thì khả năng sơn trang sức để lại vết bẩn trên cơ thể càng cao. Điều này là do trạng thái oxy hóa cao của chúng.
Phần trăm kim loại có tính oxi hóa trong hợp kim càng cao thì hiện tượng đen càng nhanh và càng thể hiện rõ trên da.
Cách khắc phục khi vàng bị đen
Sử dụng nước rửa chén, bát
Đổ đầy một bát nước ấm với một vài giọt nước rửa bát. Sau đó ta sẽ ngâm đồ vàng bị đen vào dung dịch trên trong vài phút.
Dùng bàn chải mềm hoặc miếng mút chuyên dụng chà nhẹ nhàng để loại bỏ vết đen. Cuối cùng là rửa lại thật sạch và lau khô bằng một chiếc khăn khô, mềm.

Mang đến tiệm trang sức gần nhất
Các tiệm vàng bạc, trang sức thường cung cấp thêm dịch vụ đánh sáng vàng với mức giá hợp lí. Nếu ta không khéo tay hay muốn chắc chắn với những đồ có giá trị, ta có thể mang đến các tiệm trang sức, bán vàng bạc để họ làm sạch và đánh sáng cho bằng dung dịch chuyên dụng.
Sử dụng kem đánh răng
Bạn lấy một chén nước ấm,bơm 1 vài kem đánh răng trộn đều lên, sau đó cho trang sức vàng bị đen vào dung dịch này, chờ trong vài phút rồi dùng bàn chải đánh răng có lông mềm chà nhẹ nhàng trên bề mặt, chà kĩ nơi bị đen, hoen ghỉ, sau đó hãy rửa lại thật sạch và lau khô bằng khăn lông mềm, nếu có thể hãy lấy khăn giấy mỏng lau lại lần nữa.
Mẹo làm sáng bóng trang sức vàng bằng Coca
Làm sáng bằng nước sôi và dầu gội đầu
CÁCH SỬ DỤNG TRANG SỨC ĐÚNG CÁCH, LÂU BỊ XỈN
- Chỉ nên dùng trang sức khi đi làm, đi ra ngoài hoặc dự tiệc. Khi về nhà: đi ngủ, tắm hoặc làm việc nhà nên tháo ra. Việc làm này cũng tốt cho sức khỏe (khi tháo nhẫn giúp lưu thông mạch máu ở ngón tay, với bông tai, dây chuyền và lắc giúp tạo cảm giác thoải mái, không bị vướng, mắc ở vùng tóc…)
- Không nên sử dụng trang sức khi làm việc nặng, bê, vác đồ nặng, sắc, nhọn dễ làm trang sức bị xước.
- Nên bảo quản trang sức trong hộp đựng chuyên dụng
- Nên dùng khăn lau chuyên dụng cho trang sức để lau trang sức (đặc biệt là nhẫn) sau khi đeo để làm sạch mồ hôi, bụi bẩn, giảm thời gian tiếp xúc với mồ hôi (có chứa muối) sẽ giảm quá trình oxy hóa.
- Không nên đeo trang sức đi tắm biển, bơi, hoặc khi tiếp xúc với hóa chất.
Xem thêm : Tượng mạ vàng